Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Tìm hiểu và các loại hệ điều hành dành cho máy tính

0

Cập nhật vào 12/12

Hệ điều hành là nền tảng quan trọng quyết định sự tương tác giữa người dùng và máy tính. Máy tính ngày nay có những hệ điều hành nào là phổ biến?

Hệ điều hành là gì?

Hệ điều hành (Operating System – OS) có nghĩa là một phần mềm nền tảng cho phép vận hành các ứng dụng khác trên một thiết bị điện tử bất kỳ. Thông qua hệ điều hành, người dùng có thể điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và tài nguyên phần mềm.

Toàn bộ quá trình giao tiếp giữa người và máy tính đều được thực hiện thông qua bước đệm trung gian là hệ điều hành. Nó cung cấp môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện ứng dụng của họ một cách dễ dàng.

Các hệ điều hành phổ biến dùng cho máy tính hiện nay

Hệ điều hành Windows

Hệ điều hành window rất phổ biến hiện nay
Hệ điều hành window rất phổ biến hiện nay

Microsoft Windows (hoặc đơn giản là Windows) là tên của một họ hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi dòng trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính.

Lần đầu tiên Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành mang tên Windows (Cửa sổ) là vào tháng 11 năm 1985 với những tính năng thêm vào HĐH đĩa từ Microsoft giao diện đồ hoạ thân thiện với người dùng.

Ưu điểm của HĐH Windows

  • Tính tương thích cao
  • Bảo mật
  • Hỗ trợ nhiều ứng dụng
  • Hỗ trợ tối đa cho màn hình cảm ứng (Windows 8 trở lên): Các dòng Laptop hỗ trợ màn hình cảm ứng đều được vận hành trên nền tảng Windows 8 trở lên (Windows 7 cũng hỗ trợ cảm ứng nhưng chưa hoàn thiện bằng Windows 8)
  • Kho ứng dụng riêng: Bắt đầu từ Windows 8, Microsoft đã đầu tư một giao diện Metro hoạt động song song với giao diện Desktop quen thuộc, và điểm đặc biệt trên giao diện Metro này chính là kho ứng dụng Windows Store.

Nhược điểm của HĐH Windows

  • Vi phạm bản quyền
  • Hạn chế về bảo mật: Do được sử dụng quá phổ biến nên nền tảng Windows tập trung rất nhiều sự chú ý của Hacker, vì thế phần lớn các virus, phần mềm gián điệp, mã độc… đều được viết để hoạt động trên nền tảng này. Việc phòng chống virus luôn phải được cập nhật thường xuyên và đầy đủ.

Xem thêm: Những điều cần biết về hệ điều hành

Hệ điều hành Mac OS X

Mac OS X là một phiên bản độc quyền của Apple được biết đến lần vào ngày 24/3/2001 với phiên bản đầu tiên 10.00 với sự hoạt động nhanh ổn định và giao diện thân thiện hướng tới người dùng. Thế nhưng Mac OS X không được sử dụng rộng rãi. Khác với Microsoft, Apple tự mình tạo ra cho mình một hệ sinh thái thống nhất từ phần cứng đến phần mềm.

Mới đây thì Apple đã quyết định đổi tên Mac OS X thành macOS. Và phiên bản đầu tiên hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm mang tên macOS Sierra.

Với sự tối ưu về phần cứng lẫn phần mềm hệ điều hành Mac OS X mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng với các sản phẩm cao cấp như Macbook Pro, Macbook Air, Mac Mini, Mac Pro.

Ưu điểm của Mac OS

  • Thân thiện, dễ làm quen
  • Độ ổn định cao
  • Bảo mật cao

Nhược điểm

  • Số lượng ứng dụng còn hạn chế
  • Chỉ hỗ trợ được trên máy tính của Apple
  • Giá thành cao đối với Laptop Windows

Hệ điều hành Linux

Linux là hệ điều hành mã nguồn mở với các nhánh đa dạng như Ubuntu, Fedora, Linux Mint…, nhánh của Linux được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là Ubuntu. Các hệ điều hành mã nguồn mở chủ yếu được phát triển bởi cộng đồng mã nguồn mở trên khắp thế giới, trong đó Ubuntu là hệ điều hành mã nguồn mở có giao diện đẹp và được hỗ trợ lâu bền nhất.

Ubuntu

Ubuntu là một bản phân phối thông dụng của Linux. Bản phát hành đầu tiên của Ubuntu là vào 20 tháng 10 năm 2004 được tài trợ bởi Canonical Ltd.

Bên cạnh Ubuntu chúng ta còn được thấy một bản phân phối khác của Linux là Linux Mint cũng được khá nhiều người sử dụng như Ubuntu.

Ưu điểm của HĐH Linux:

  • Bản quyền: Lợi thế của Linux chính là nền tảng mã nguồn mở và miễn phí. Bạn sẽ không phải bỏ xu nào mà vẫn sử dụng đầy đủ các tính năng, cũng như bộ ứng dụng văn phòng miễn phí như OpenOffice và LibreOffice.
  • Bảo mật: Nếu như trên Windows bạn luôn phải chật vật đối mặt với ngày càng nhiều những con virus, mã độc,… thì bạn lại được an toàn khi sử dụng Linux, bởi vì đơn giản, tất cả bọn chúng đều không thể hoạt động được trên nền tảng này. Công việc của bạn chỉ là xóa khi thấy bọn chúng trong USB hay ổ cứng di động.
  • Linh hoạt: Trên Linux, nếu bạn có nhiều hiểu biết về nó, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa theo ý mình. Linux còn mang lại sự tương thích với rất nhiều môi trường khác nhau và đây là một môi trường lý tưởng cho các lập trình viên cũng như các nhà phát triển.
  • Hoạt động mượt mà trên các máy tính có cấu hình yếu

Nhược điểm của Linux:

  • Số lượng ứng dụng hỗ trợ trên Linux còn rất hạn chế.
  • Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng Linux.
  • Khó làm quen, đặc biệt nếu bạn đã quá quen thuộc với Windows thì khi chuyển sang Linux, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để làm quen nó.

Một số hệ điều hành máy tính khác

Hệ điều hành Chrome OS

Hệ điều hành Chrome OS của Google trên thực tế được xây dựng dựa trên kernel của Linux, nhưng nó vẫn hoàn toàn có khả năng trở thành một hệ điều hành thay thế đáng để trải nghiệm. Chrome OS sẽ biến chiếc máy tính để bàn thành một thiết bị chuyên dụng chỉ có thể chạy trình duyệt Chrome và các ứng dụng Chrome.

Hệ điều hành Chrome không thực sự là một hệ điều hành máy tính đáp ứng những mục đích chung của đa số người dùng, thay vào đó, hệ điều hành này được thiết kế để được cài đặt sẵn trên các máy tính xách tay chuyên dụng, được gọi là Chromebook. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để cài đặt Chrome OS trên máy tính của riêng bạn.

Hệ điều hành Android

Android cũng là một hệ điều hành được xây dựng dựa trên nền tảng của Linux, nhưng trên thực tế Android mang đến cho người dùng những trải nghiệm rất khác so với các bản phân phối Linux điển hình. Android ban đầu được thiết kế dành riêng cho điện thoại thông minh, nhưng giờ đây bạn có thể mua máy tính xách tay Android và thậm chí cả máy tính để bàn chạy Android. Không ngạc nhiên khi một loạt các dự án đã được tiến hành để chạy Android trên các PC truyền thống. Intel thậm chí còn phát triển cổng Android của riêng họ cho phần cứng PC. Tuy nhiên, Android vẫn chưa phải là một hệ điều hành lý tưởng cho PC của bạn, nó vẫn chưa hỗ trợ cho phép bạn sử dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc, nhưng bạn có thể cài đặt Android trên máy tính để trải nghiệm nếu muốn, cũng khá là thú vị.

Android cũng là một trong những hệ điều hành phổ biến cho điện thoại. Tuy nhiên ngoài Android thì còn những hệ điều hành nào dành cho diện thoại? Mời các bạn tham khảo tại đây.

Hệ điều hành Haiku

BeOS là một hệ điều hành PC dạng nhẹ, được chuyển sang nền tảng Intel x86 vào năm 1998, nhưng nó không thể cạnh tranh được với Windows của Microsoft. Be Inc cuối cùng đã kiện Microsoft, cáo buộc họ gây áp lực cho Hitachi và Compaq để không thể phát hành phần cứng cho BeOS. Cuối cùng thì Microsoft đã phải bồi thường 23,5 triệu USD cho Be Inc nhưng không thừa nhận bất kỳ cáo buộc nào. Be Inc cuối cùng đã được mua lại bởi Palm Inc.

Hệ điều hành ReactOS

ReactOS là một hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí của kiến trúc Windows NT. Nói cách khác, đó là một nỗ lực để xây dựng một hệ điều hành nguồn mở tương thích với tất cả các ứng dụng và trình điều khiển Windows. ReactOS có chia sẻ một số mã với dự án Wine, cho phép bạn chạy các ứng dụng Windows trên Linux hoặc Mac OS X. Nó không được xây dựng dựa trên Linux, nó muốn trở thành một hệ điều hành nguồn mở được xây dựng giống như Windows NT (các phiên bản thương mại hiện đại của Windows đều đã được phát triển dựa trên nền tảng là Windows NT kể từ Windows XP).

Hệ điều hành này được coi là alpha. Mục tiêu hiện tại của nó là trở nên tương thích hơn với Windows Server 2003, vì vậy ReactOS sẽ còn cần một chặng đường dài nữa để phát triển.

Với những thông tin trên, mong rằng bài viết có thể giúp bạn phân tích, so sánh và tìm ra hệ điều hành phù hợp để sử dụng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.