Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

4 bước xử lý hồ Koi mới xây trước khi thả cá vào hồ

0

Cập nhật vào 07/12

Những tưởng sau khi xây xong hồ cá Koi là có thể cho cá vào hồ và nuôi ngay nhưng thực ra, bạn cần làm tỉ mỉ các bước xử lý hồ Koi thô mới xây trước khi thả cá vào hồ. Điều này giúp cho hồ Koi sạch sẽ và đảm bảo tiêu chuẩn ngay từ ban đầu, cá Koi từ đó cũng có thể sống khỏe mạnh hơn. 

4 bước xử lý hồ Koi mới xây

Một đơn vị thiết kế hồ cá chép koi chuyên nghiệp sau khi thi công hồ koi sẽ tiến hành các bước xử lý sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ trước khi xử lý nước

Hồ Koi mới xây xong vẫn còn tồn đọng nhiều bụi bẩn và một số vật liệu công trình. Vì vậy, bạn cần tiến hành dọn dẹp sạch sẽ, để ít nhất 5 ngày cho xi măng khô và không còn mùi. Sau đó, bạn tiến hành xả nước từ 2-3 lần cho các cặn bẩn biến mất hoàn toàn khỏi hồ cá. Chừng nào xả nước vào hồ ta thấy nước trong thì khi đó, hồ Koi đã đảm bảo sạch sẽ, có thể tiến hành cho nước nuôi cá và các nồng độ cần thiết vào hồ.

Vệ sinh sạch sẽ trước khi xử lý nước
Vệ sinh sạch sẽ trước khi xử lý nước

Ngoài ra, các vật dụng trang trí cho hồ cá như cây cảnh, thác nước, đá, sỏi… cũng cần được vệ sinh trước khi thả vào hồ để tránh làm bẩn hồ cá sau khi đã làm sạch.

Bước 2: Xử lý nước bằng bộ lọc chuyên dụng

Tùy theo cấu trúc và nhu cầu sử dụng mà bạn nên chọn cho mình những bộ lọc chuyên dụng và thích hợp nhất. Hiện nay trên thị trường có phương pháp lọc cơ học, lọc sinh học, học hóa học, cả ba đều là những phương pháp thông dụng nhất để làm sạch môi trường nước. Tuy nhiên, chúng đều có những nhược điểm như mất thời gian, tốn công sức và khá phức tạp.

Vì vậy, ở bước này, bạn nên sử dụng công nghệ ozone để xử lý nước cho hồ cá Koi. Ozone là một dạng của oxy, trong phân tử có 3 nguyên tố oxy, có tính oxy hóa mạnh nhất và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm sạch nước. Ngoài ra, trên thị trường cũng còn rất nhiều loại máy lọc nước khác cho hồ cá Koi mà bạn có thể lựa chọn như bộ lọc Aqua FlarJet, CBF 350C, Boyu…

Xử lý nước bằng bộ lọc chuyên dụng 
Xử lý nước bằng bộ lọc chuyên dụng

Bước này là bước cực kỳ quan trọng, nguồn nước nuôi cá phải là nước sạch không chứa các các hóa chất độc hại, chất sát khuẩn. Nồng độ pH từ 7 – 7,5 là thích hợp nhất cho môi trường cá Koi, lượng oxy hòa tan mgO2 > 7,5 mg, lượng chất rắn trong nước SS < 5mg/l.

Bước 3: Đo chất lượng nước

Sau khi xử lý nước bằng bộ lọc chuyên dụng, bạn tiến hành thêm lượng muối cần thiết và sử dụng bút đo để kiểm tra các thông số về độ pH, nhiệt độ, lượng oxy, lượng muối xem đã đảm bảo tiêu chuẩn nuôi cá Koi hay chưa. 

Bút đo chất lượng nước
Bút đo chất lượng nước

Thông số chuẩn để nuôi cá Koi:

  • Độ pH: 7-7.5
  • Ngưỡng pH: 4-9
  • Nhiệt độ 20-27oC
  • Hàm lượng oxy: 2,5mg/L
  • Hàm lượng muối: 0,5-1%

Sau khi xử lý xong hồ cá Koi mới xây, bạn đừng nên thả cá vào ngay và nên cách ly cá mới mua về trong khoảng 14 ngày để cho cá quen dần với môi trường mới, đồng thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của cá Koi nếu cá không quen với môi trường mới hoặc cá bị nhiễm bệnh.

Bước 4: Thả cá Koi vào bể

Đối với bể cá mới xây, chưa có cá Koi thì khi mua cá về, bạn nên cách ly cá trong vòng 14 ngày với các hàm lượng nên trên trước khi thả cá vào bể để cá không bị sốc khi vào môi trường mới. Ngoài ra, cách làm này cũng giúp bạn có thể kiểm tra chất lượng cá Koi đã mua, lọc ra những chú cá có sức đề kháng yếu hoặc bị bệnh.

Để cách ly cá Koi, bạn làm như sau:

  • Cho nước, muối và máy sục khí oxy vào trong tank dưỡng cá hình chữ nhật. Tỷ lệ muối là 5kg/1m3 và có thể thêm 5gram thuốc Elbagin vào bể cá nếu thấy cá bị đỏ mình, lờ đờ.
  • Để nguyên túi nilon cá nổi trên bề mặt tank dưỡng cá khoảng 10 phút cho cá quen với nhiệt độ nước và có thời gian nghỉ sau quãng đường di chuyển từ nơi mua cá về nhà bạn.
  • Dùng tay lùa nhẹ cá vào trong tank dưỡng, chú ý chỉ lấy cá, nước trong nilon không đổ cùng vào tank dưỡng cá.

Trong quá trình cách ly cá, bạn có thể cho cá ăn bình thường từ 1-2 lần/ngày nhưng nên cho ăn ở mức độ vừa phải để quan sát những biểu hiện của cá. 

Kết thúc 14 ngày cách ly, bạn tiến hành cho cá vào trong hồ nuôi đã xử lý là được.

Nếu bạn chưa lựa chọn được mẫu cá koi cho hồ cá của mình, bạn có thể tìm hiểu ngay các mẫu tại mục cá chép Nhật của Askoi.vn

Bao lâu nên thay nước 1 lần cho hồ cá Koi?

Với những người chơi cá Koi thì việc thay nước cho hồ cá là cực kỳ quan trọng bởi chúng sẽ góp phần đảm bảo một môi trường tốt cho cá sinh trưởng và phát triển. Trong hoạt động sống của cá, chất thải và amoniac của chúng sẽ chuyển hóa thành NO3 (Nitrate). Chất này nếu tồn tại trong nước lâu, mức độ cao dần thì có thể gây ngộ độc cho cá, khiến cá lâu lành vết thương, chậm lớn…

Vì vậy, một tuần, nếu có điều kiện và thời gian thì nên thay khoảng 20% nước cho hồ cá Koi là tốt nhất. Lượng nước thay vào cũng cần đảm bảo các yếu tố như độ pH, oxy hòa tan, lượng muối… đúng với ban đầu.

Ngoài ra, nếu bạn là người bận rộn thì có thể thay nước cho hồ cá Koi khoảng 2 tuần – 1 tháng/lần. Tuy nhiên, bạn cần chú ý quan sát và chăm sóc cá cẩn thận để nếu nguồn nước bị đục hoặc nổi bọt thì cần thay nước ngay.

Với những hồ cá Koi bằng xi măng ngoài trời, việc thay nước tương đối tốn thời gian và công sức nên có thể áp dụng từ 2 tuần – 1 tháng/lần. Ngược lại, với những người nuôi cá Koi trong tank nhựa thì nên thay nước 1 tuần/lần. Hoặc thay 1 ngày/lần với chỉ 5% nước thôi nhé!

Muốn nuôi cá Koi không cần phải thay nước quá nhiều thì bạn cũng có thể sử dụng men vi sinh cho hồ cá và vệ sinh hệ thống lọc, sục khí thường xuyên.

Hồ Koi mới xây cần được làm tỉ mỉ và kỹ lưỡng để tạo một môi trường tốt cho cá Koi và không gặp nhiều rắc rối sau này.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trang trại cá koi Askoi Farm

Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864

Website: askoi.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.