Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

3 giải pháp cho hồ Koi bị thấm: Ưu và nhược điểm

0

Cập nhật vào 07/12

Hồ Koi bị thấm nước là tình trạng oái oăm thường gặp sau khi đã vận hành hồ cá Koi được một thời gian. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên thực hiện các bước chống thấm cho hồ Koi thật tỉ mỉ ngay từ lúc thi công.

Những lỗi kỹ thuật khi thi công hồ Koi

Chống thấm là một bước quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công hồ cá Koi. Tuy nhiên, bằng một nguyên nhân nào đó mà dù đã áp dụng biện pháp chống thấm nhưng hồ Koi vẫn bị thấm nước. Tình trạng này xảy ra là do những lỗi kỹ thuật đã gặp phải trong quá trình thi công hồ cá Koi như:

  • Tại những điểm tiếp giáp của ống kỹ thuật không bít kín bê tông với ống nhựa hệ thống lọc
  • Đầm dùi chưa đúng kỹ thuật dẫn đến kết cấu bê tông vẫn không đặc hoàn toàn, bị rỗ, còn có những mao mạch và khoảng rỗng bên trong.
  • Do muốn tiết kiệm chi phí nên không sử dụng băng cản nước hoặc thanh trương nở tại những vị trí khe co giãn, mạch ngừng của công trình thi công.
  • Móng lún, không đều giữa các cột
  • Cốt liệu cấu thành bê tông bị rút bớt hoặc sử dụng vật liệu “rởm”

Ngoài ra, tình trạng hồ Koi bị thấm có thể xảy ra do hồ Koi đã hoạt động lâu năm, chịu sự tác động của khí hậu vào thời tiết nóng nên bị giãn nở.

Tình trạng hồ Koi bị thấm có thể xảy ra do hồ Koi đã hoạt động lâu năm
Tình trạng hồ Koi bị thấm có thể xảy ra do hồ Koi đã hoạt động lâu năm

Nếu bạn muốn mua cá koi giống, bạn có thể đặt mua ngay tại mục Cá koi giống của Askoi.vn.

3 giải pháp cho hồ Koi bị thấm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cách chống thấm cho hồ cá Koi như: Chống thấm bằng chất phụ gia trộn vào bê tông, chống thấm bề mặt như dùng màng bitum, polyme…, chống thấm bằng phương pháp thẩm thấu… Bạn nên thực hiện ngay từ khi thi công hồ cá Koi để đảm bảo chất lượng cho hồ cá sau này.

Dưới đây là 3 giải pháp được sử dụng nhiều nhất và ưu, nhược điểm của từng loại

Dùng phụ gia chống thấm trộn vào trong bê tông

Các chất phụ gia chống thấm cho bê tông
Các chất phụ gia chống thấm cho bê tông

Ưu điểm: Có thể sử dụng chống thấm cho các hạng mục bê tông khối lớn.

Nhược điểm: Khó xử lý được triệt để các chỗ bị thấm, do các vết nứt chân chim thường xuất hiện sau từ 2 đến 3 năm, kết hợp với các yếu tố về môi trường khác sẽ lại phát sinh các vấn đề về chống thấm.

Dùng các loại màng bitum, polyme, keo,.. các dung dịch tạo màng chống thấm

Bitum chống thấm cho hồ cá Koi
Bitum chống thấm cho hồ cá Koi

Ưu điểm: Có thể sử dụng chống thấm theo chiều thuận cho các cấu trúc bể chứa nước trên cao, nơi không chịu áp lực nước từ chiều ngược lại.

Nhược điểm: Khó có thể áp dụng cho các cấu trúc ngầm, giá thành của phương án này khá cao, kỹ thuật đòi hỏi cao, năng suất lao động thấp.

Sử dụng các dạng dung dịch thẩm thấu tạo màng silicat biến tính 

Ưu điểm: Có thể sử dụng cho chống thấm bề mặt thuận, biện pháp thi công đơn giản, năng suất lao động cao, giá thành hợp lý.

Nhược điểm: Khó áp dụng cho chống thấm ngược.

3 cách chống thấm trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định nhưng cách hiệu quả nhất được những người chơi cá Koi lâu năm khuyên nên thực hiện là sử dụng các loại màng bitum, polyme, keo… và nhiều dung dịch tạo màng chống thấm khác. Nguyên nhân là bởi vì nó là giải pháp duy nhất có khả năng chống thấm ngược cho hồ cá Koi.

Một trong những loại lọc hồ cá koi đạt được hiệu quả nhất hiện nay là máy lọc drum. Nếu bạn đang có ý định cải tạo lại hồ koi, có thể tham khảo ngay về loại lọc này.

Các bước chống thấm cho hồ cá Koi bằng cách tạo màng chống thấm

Cải tạo chống thấm cho hồ cá koi
Cải tạo chống thấm cho hồ cá koi

Bước 1: Tạo lớp chống thấm bên ngoài

Trải đều một lớp vữa xuống nền đất sét được đắp trước đó. Vữa cần trộn với những dung dịch chống thấm như bitum, silicat,… Nhờ đó mới phát huy khả năng chống thấm của nó được. Trong trường hợp hồ Koi rộng, bạn chỉ nên trải một phần bể để thi công, trong vòng 1 giờ đồng hồ sau đó trải vữa chống thấm tiếp.

Bước 2: Xây gạch – trát vữa bề mặt

Bước này cần làm theo quy trình, bạn xây từ tâm đáy bể lên đến thành bể. Cách tiến hành là xây tường 10cm. Các mạch cần no vữa – đều. Tại những vị trí cong có thể vỉa gạch nghiêng bởi lớp xi măng trên cùng mới là quan trọng nhất và có trách nhiệm tạo độ phẳng cho bề mặt.

Khi xây xong nên để cho gạch khô từ 2-3 ngày rồi mới trát tiếp lớp vữa đầu tiên lên mặt gạch. Đặt lưới gia cố lực – chống thấm xuôi lên bề mặt đồng thời tiếp tục trát thêm một lớp vữa thứ 2 có trộn kèm dung dịch chống thấm bitum.

Bước 3: Tạo lớp bên ngoài cùng chống thấm nước

Dùng xi măng pha nước ở dạng sệt, đổ lên bề mặt và đưa bay vào để tạo 1 lớp phủ bên ngoài mịn nhất có thể. Lớp này vừa có chức năng tạo độ phẳng cho nước vừa có chức năng ngăn nước từ bể thẩm thấu vào thành bể.

Nhìn chung, tự làm lớp chống thấm hồ Koi đòi hỏi phải thật tỉ mỉ và dày công thực hiện nên sẽ khá phức tạp và khó khăn. Vì vậy, bạn có thể nhờ đến các đơn vị thi công hồ cá Koi để thực hiện công đoạn này một cách chuyên nghiệp nhất.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trang trại cá koi Askoi Farm

Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864

Website: askoi.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.