Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

RAM là gì? ROM là gì? RAM khác ROM như thế nào?

0

Cập nhật vào 03/09

Nhắc đến RAM, chắc hẳn có rất nhiều người biết đó là bộ nhớ tạm thời. Tuy nhiên, đó chỉ là nghĩa cơ bản nhất của nó thôi. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về RAM, ROM trong bài viết dưới đây.

1. RAM là gì?

RAM là viết tắt của Random Access Memory – Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên – là yếu tố phần cứng máy tính mà tại đó những chương trình, hệ điều hành và cả dữ liệu được sử dụng để lưu trữ tạm thời giúp vi xử lý có thể truy xuất nhanh hơn khi cần.

Dữ liệu trên RAM sẽ mất khi thiết bị tắt
Dữ liệu trên RAM sẽ mất khi thiết bị tắt

RAM là một trong những loại bộ nhớ nhanh nhất của máy tính, nhưng là bộ nhớ khả biến, dữ liệu lưu trên RAM sẽ bị mất khi tắt máy hoặc mất điện (hết pin). Nếu đã từng tháo tung máy tính ra, bạn sẽ thấy thanh RAM có dạng hình chữ nhật được đặt trên một khe cắm trên bộ mạch chủ.

2. Phân loại RAM như thế nào?

Có hai cách thức phân loại RAM là theo cấu tạo và theo loại laptop. Cụ thể như sau:

  • Phân loại theo cấu tạo

Về cấu tạo, thì RAM được chia làm 2 loại chính, cụ thể là:

RAM tĩnh: Còn gọi là SRAM (Static Random Access Memory) sản xuất theo công nghệ điện hóa phát quang ECL. SRAM là nơi lưu trữ dữ liệu để khởi động laptop, SRAM là bộ nhớ nhanh và không bị mất nội dung sau khi được nạp. Có nghĩa là SRAM là một nơi lưu trữ các tập tin của CMOS dùng cho việc khởi động máy.

RAM động: Còn gọi là DRAM (Dynamic Random Access Memory) khác với RAM tĩnh thì những dữ liệu của DRAM sẽ bị mất sau và phải nạp lại dữ liệu theo chu kỳ. Vì việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Đây cũng là điều mà giải thích vì sao mỗi khi tắt nguồn máy tính là bộ nhớ RAM bị xóa sạch. Vậy mỗi lần đọc và ghi thì bộ nhớ này phải viết lại nội dung ở ô nhớ đó.

  • Phân loại theo laptop

Có nhiều thế hệ RAM phổ biến trên Laptop, chúng được thiết kế dành cho Laptop và được phân loại như sau:

SDR

SDR là chuẩn RAM đầu tiên xuất hiện trên những chiếc máy tính khoảng vào những năm cuối thế kỷ 20. Nhược điểm của loại RAM này là tốc độ truy xuất khá chậm, và dung lượng bộ nhớ tích hợp nhỏ. Chuẩn RAM SDR ngày nay không còn được sử dụng nữa và được thay bởi các chuẩn RAM mới có tốc độ truy xuất tối ưu và dung lượng bộ nhớ ram lớn hơn.

DDR

Chuẩn RAM DDR (Double Date Rate SDRAM) ra đời vào khoảng năm 2000 để thay thế cho SDRRAM và khắc phục những nhược điểm của loại ram này. Cụ thể là DDR có tốc độ truy xuất dữ liệu gấp đôi SDR. Bên cạnh đó bộ nhớ cũng lớn hơn rất nhiều. Sự ra đời của RAM này chính là nền tảng của các loại RAM khác ra đời. Hiện nay chuẩn RAM này đã không sử dụng, chúng chỉ phổ biến từ năm 2000 đến 2004 mà thôi.

DDR2

Các loại RAM của laptop
Các loại RAM của laptop

DDR2 là phiên bản nâng cấp  của DDR, nên DDR2 có khả năng xử lý và dung lượng bộ nhớ tích hợp cao hơn nhiều. Ngoài ra DDR2 còn giúp tiết kiệm một lượng điện năng tiêu thụ đáng kể. Có nghĩa là mọi nhược điểm của DDR đều được DDR2 khắc phục. Loại RAM này xuất hiện thay thế vào những năm 2003-2009.

DDR3

DDR3 xuất hiện vào năm 2010, mặc dù chuẩn RAM này đã được nghiên cứu từ năm 2007. Đây là chuẩn RAM nâng cấp và cải thiện từ DDR2 và đã cho tốc độ truy xuất nhanh hơn, dung lượng bộ nhớ lớn hơn, tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với chuẩn DDR2  trước đây. Điều này đã làm cho DDR3 trở nên phổ biến và sử dụng rộng rãi cho đến nay.

DDR3L

Sau khi Intel và Kingston hợp tác với nhau và cho ra chuẩn RAM DDR3L. Đây là chuẩn RAM sử dụng ít năng lượng hơn  nên rất tiết kiệm điện năng. Chúng thường xuất hiện trên các dòng máy tính cao cấp để giúp thời lượng Pin được kéo dài bởi chúng dùng điện thế vào khoảng 1,35V, còn đối với RAM thông thường thì phải có điện thế 1.5V.

DDR4

Vào năm 2015 thì chuẩn RAM DDR4 xuất hiện. Đây là chuẩn RAM mạnh mẽ nhất cho đến nay. Với xung nhịp hơn hơn nên cho tốc độ xử lý vượt trội. Dung lượng RAM có thể tích hợp lên đến 512GB. DDR4 hỗ trợ các chuẩn bao gồm 1600MHz, 1866MHz, 2133 MHz, 2400 MHz, 2666 MHz, 3200 MHz và cuối cùng là 4266 MHz.

3. Vai trò của RAM là gì?

Bất cứ khi nào bạn chạy một chương trình (chẳng hạn như hệ điều hành, hay các ứng dụng) hoặc mở một tập tin (chẳng hạn như video, hình ảnh, nhạc, tài liệu…), nó sẽ được load tạm thời từ ổ đĩa cứng vào RAM của bạn. Sau khi được load vào RAM, bạn có thể truy cập chương trình, tập tin một cách dễ dàng.

Nếu RAM bị hết, hệ điều hành của bạn sẽ bắt đầu “dump” một số chương trình mở và các tập tin thành paging file. Nếu paging file được lưu trữ quá nhiều sẽ khiến ổ đĩa cứng của bạn ngày một chậm dần. Do đó thay vì chạy mọi thứ trên RAM, một phần sẽ được truy cập từ ổ đĩa cứng.

Bộ nhớ RAM là thiết bị trung gian giữa các phần cứng khác với nhiệm vụ là cung cấp thông tin cần thiết càng nhanh càng tốt. Có thể hiểu đơn giản là một khi một chương trình hay ứng dụng được khởi chạy, thông tin của nó được tạo ra và lưu trữ trên bộ nhớ RAM để cho các thành phần khác như CPU, GPU lấy thông tin và xử lí. Bộ nhớ RAM càng lớn đồng nghĩa với việc nó có thể chứa một lúc dữ liệu của nhiều chương trình đang chạy song song, do đó khả năng đa nhiệm (chạy nhiều ứng dụng cùng lúc) càng trơn tru, mượt mà.

4. RAM trên smartphone và RAM trên máy tính

Loại RAM sử dụng trong smartphone là DRAM, với chữ D là viết tắt của Dynamic (động). Điều này cũng có nghĩa là nội dung được lưu trong DRAM có thể được thay đổi rất nhanh để lưu nội dung mới.

RAM trên Smartphone
RAM trên Smartphone

Ưu điểm của RAM động so với RAM tĩnh (static), đó là bộ nhớ có thể thay đổi tùy thuộc vào tác vụ hệ thống đang thực hiện. Giả sử hệ điều hành có dung lượng tới 2GB, bộ nhớ RAM không cần phải có dung lượng tương đương, đặc biệt khi không phải tất cả các smartphone đều có bộ nhớ RAM lớn như vậy.

RAM trên máy tính
RAM trên máy tính

Trong khi đa số máy tính hiện nay sử dụng DDR SDRAM thế hệ 3 (DDR3), các smartphone chủ yếu dùng LPDDR2, trong đó LP là viết tắt của Low-power (tiêu thụ điện năng thấp). LPDDR2 có cấu tạo tương tự DDR2, chỉ khác là công suất tiêu thụ của nó thấp hơn, do đó hiệu năng cũng thấp hơn.

5. Các thông số của RAM

Dung lượng

Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512MB, 1 GB, 2 GB… Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit của Windows XP) chỉ hỗ trợ đến 3,2GB.

BUS

Bus của RAM là gì thì có thể hiểu là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM, Bus của RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều. Bus của RAM thường gặp của Laptop hiện nay là 1600MHz, có thể lên đến 2133MHz hoặc 2400 MHz.

Có 2 loại Bus là Bus Speed và Bus Width:

  • Bus Speed chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.
  • BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có BUS Width cố định là 64.

6. Sự khác nhau của RAM và ROM

ROM là gì?

ROM là viết tắt của Read Only Memory – Bộ nhớ chỉ đọc – là loại bộ nhớ trong đó dữ liệu đã được ghi vào từ trước và chứa các chương trình giúp máy tính “khởi động”. Khác với RAM sẽ xóa sạch mọi dữ liệu lưu trữ tạm thời, ROM giữ lại nội dung ngay cả sau khi máy đã tắt; đó chính là lý do máy tính có thể được bật lên ở lần đầu tiên sử dụng. Nếu không có ROM, việc khởi động được hệ thống sẽ là một điều xa xỉ.

Một ví dụ điển hình của ROM trong máy tính chính là BIOS, chip PROM lưu trữ những chương trình cần thiết để bắt đầu quá trình khởi động máy tính. Sử dụng bộ nhớ điện tĩnh là cách duy nhất để bắt đầu quá trình khởi động máy tính và các thiết bị khác sử dụng quy trình khởi động tương tự. Các chip ROM cũng được sử dụng trong hộp trò chơi (cartrigde) của thiết bị chơi game như Nintendo, Gameboy, Sega Genesis,… Những hộp này lưu trữ chương trình game trên một chip ROM được đọc bởi console khi kết nối với hộp.

Kiểu ROM cũ nhất được ghi nhận vào năm 1932 với bộ nhớ trống (drum memory). Ngày nay, ROM vẫn được sử dụng và tiếp tục được cải tiến để có hiệu suất và dung lượng lưu trữ tốt hơn.

RAM và ROM khác nhau như thế nào?

RAM

  • Bộ nhớ tạm thời, khả biến (Volatile Memory)
  • Mất điện <=> Dữ liệu trong RAM mất hết
  • Chứa các chương trình đang thực hiện
  • Đọc và ghi dữ liệu
  • Tốc độ nhanh
  • Khả năng lưu trữ: cao (Ít nhất 16GB)

ROM

  • Chỉ ghi dữ liệu, chỉ đọc và không sửa, đổi
  • Bộ nhớ khả biến (Non – Volatile Memory)
  • Mất điện <=> Không sao
  • Chứa chương trình hệ thống (quan trọng, tồn tại vĩnh viễn)
  • Tốc độ chậm
  • Khả năng lưu trữ thấp (khoảng 4 Mb)

RAM là bộ phận quan trọng của smartphone và máy tính, RAM càng lớn thì tốc độ và hiệu quả chạy các ứng dụng/ phần mềm trên thiết bị càng hiệu quả, bạn có thể làm việc trên nhiều tab mà không bị “dump”. Tuy nhiên, vẫn có những hệ điều hành chạy tốt với dung lượng RAM nhỏ.

Trên đây là những điều cơ bản nhất về RAM bạn cần biết khi bắt đầu tìm hiểu về nó. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.