Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách vẽ sơ đồ tư duy môn Văn trên phần mềm

0

Cập nhật vào 26/12

Sử dụng sơ đồ tư duy giúp việc học văn trở nên thú vị và nhớ lâu hơn. Nếu chưa biết cách vẽ, các em có thể tham khảo các bước hướng dẫn cơ bản dưới đây.

Sơ đồ tư duy hay Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind Map) là phương pháp ghi nhớ nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy sáng tạo.

Đặc biệt, đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, học sinh có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau.

1. Sơ đồ tư duy có tác dụng gì trong môn Văn?

Sơ đồ tư duy là một tấm bản đồ tuyệt vời cho trí nhớ, cho phép con người tổ chức sự kiện và suy nghĩ theo cơ chế hoạt động tự nhiên của bộ não con người. Điều này đồng nghĩa với việc nhớ và gợi là thông tin một cách hiệu quả và dễ dàng.

Khi vẽ sơ đồ tư duy, học sinh được tự do thể hiện các kiến thức môn Văn theo ý hiểu của mỗi bạn, được tự do sáng tạo các ý tưởng, hình ảnh độc đáo. Do đó, việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh phát triển khả năng suy nghĩ logic, liên tưởng và sáng tạo.

Việc sử dụng màu sắc, hình ảnh và từ khóa trong khi vẽ bản đồ tư duy giúp tăng cường trí nhớ và khả năng lưu trữ thông tin. Học văn sẽ dễ dàng hơn với việc ghi nhớ hình ảnh và từ khóa chính so với những câu chữ dài ngoằng thường thấy. Việc sử dụng màu sắc, hình ảnh và từ khóa cũng giúp việc học trở nên thú vị và vui vẻ hơn để học sinh có thêm động lực để ghi nhớ các chi tiết quan trọng.

2. Cách vẽ sơ đồ tư duy môn văn trên giấy

Bước 1: Ghi nhớ và phân loại từ khóa

Ở bước này, học sinh nên đọc lại toàn bộ những phần kiến thức cần trình bày trong sơ đồ tư duy. Đồng thời, nhanh chóng tìm và ghi nhớ các từ khóa chính của một phần kiến thức. Từ khóa là yếu tố quan trọng được ghi trên sơ đồ tư duy.

Bước 2: Lên ý tưởng trung tâm

Bước này bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho bạn sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp bạn có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.

Ý tưởng chính này được so sánh như bộ não điều khiển hay chính là điểm khởi đầu của sơ đồ tư duy. Nó là biểu tượng của cho chủ đề mà bạn định khám phá và đây cũng là ý chính của bài văn bạn định phân tích.

Ý tưởng trung tâm này sẽ nằm chính giữa trang bao gồm hình ảnh đại diện cho chủ đề sơ đồ. Ví dụ bạn muốn tạo sơ đồ tư duy hình cây thì ý chính này chính là thân cây. Từ thân cây bạn sẽ viết những nhánh lớn và nhánh nhỏ tạo sự liên kết bền chặt cho sơ đồ. Lưu ý nên chọn những hình ảnh gần với bài văn để bạn nhớ lâu hơn.

Bước 3: Vẽ thêm các nhánh phụ cấp 1

Bước tiếp theo của cách vẽ sơ đồ tư duy môn văn đó là vẽ nhánh cho ý tưởng chính. Các nhánh phụ cấp 1 được nối trực tiếp từ hình ảnh thể hiện ý tưởng trung tâm của sơ đồ. Các nhánh lớn này chính là các ý chính của bài văn mà bạn cần phân tích. Như vậy sơ đồ tư duy của bạn đã có chủ đề và các ý chính.

Bạn chỉ cần phân tích những ý chính đó thành những cành nhỏ hơn nối từ các nhánh lớn là bạn có 1 sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. Bạn chỉ cần học theo sơ đồ đó là không sợ quên ý hay lặp ý.

Bước 4 : Vẽ các nhánh phụ nhỏ hơn (nhánh phụ cấp 2, cấp 3,…)

Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2,… để tạo ra sự liên kết. Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho sơ đồ tư duy nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.

Lưu ý: Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng.

Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa

Ở bước này, các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. 

Lên ý tưởng cho sơ đồ tư duy môn Văn
Lên ý tưởng cho sơ đồ tư duy môn Văn

Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn. Giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

3. Những phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy Văn

Bên cạnh việc vẽ tay trên giấy, có nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy giúp bạn trình bày và sắp xếp các ý dễ dàng và đẹp mắt hơn. Những phần mềm này có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, ai cũng có thể dùng được.

Edraw Mind Map

Đây là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí, có những template và ví dụ được tích hợp sẵn giúp cho Edraw Mind Map rất dễ sử dụng.

Edraw Mind Map với giao diện đơn giản, dễ sử dụng
Edraw Mind Map với giao diện đơn giản, dễ sử dụng

Edraw Mind Map có những tính năng nhúng khác nhau như: smart drawing guide tạo ra công cụ vẽ thật đơn giản, tích hợp chủ đề, hiệu ứng, kiểu dáng; tự động căn chỉnh, tương thích với MS office, hỗ trợ cho sơ đồ có kích thước lớn và nhiều trang, dễ dàng chia sẻ và rất nhiều tính năng khác.

Coggle

Coggle là ứng dụng chạy trên nền tảng Web. Với phiên bản miễn phí Coggle cho phép Bạn tạo ra những sơ đồ vô cùng sinh động đầy màu sắc.

Coggle cung cấp các hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc
Coggle cung cấp các hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc

Các tính năng nổi bật của Coggle như sau:

  • Tạo sơ đồ tư duy với các nút và các nhánh màu sắc
  • Thêm các chú thích ở đầu các nút
  • Thêm hình ảnh từ máy tính, không giới hạn hình ảnh
  • Tương tác với các thành viên trong nhóm
  • Tải về máy tính với các định dạng như PDF, PND, TEXT hoặc .mm files (tập tin mindmap)

 Xmind

Đây là ứng dụng vẽ sơ đồ tư duy sử dụng được trên cả laptop và điện thoại. Xmind được thiết kế tối giản, trải nghiệm khá mượt mà với nhiều tính năng mạnh mẽ khi sử dụng. Ứng dụng này khi dùng trên iOS được tích hợp công cụ đồ họa Snow Brush, mang đến cho người dùng những trải nghiệm sử dụng nhanh và thoải mái nhất trên màn hình điện thoại di động.

Xmind với giao diện trực quan, dễ hiểu
Xmind với giao diện trực quan, dễ hiểu

Xmind cho điện thoại iPhone cung cấp đến 16 bản đồ tư duy, từ những cấu trúc đơn giản đến phức tạp như biểu đồ xương cá, sơ đồ tổ chức… cùng hơn 10 chủ đề rất dễ nhìn và bắt mắt. Ngoài ra, Xmind còn hỗ trợ tính năng đồng bộ nền tảng chéo, đồng bộ dữ liệu trên nhiều nền tảng như máy tính, Mac OS và iOS

Mindly

Mindly là ứng dụng bản đồ tư duy được xây dựng theo mô hình hệ mặt trời, nội dung chính sẽ đặt ở trung tâm, còn các vệ tinh sẽ nằm xung quanh. Dùng ứng dụng Mindly này, người dùng dễ dàng tạo nên một cấu trúc suy nghĩ mạch lạc, phù hợp và hợp lý.

Tổ chức thông tin theo mô hình các hành tinh trong vũ trụ
Tổ chức thông tin theo mô hình các hành tinh trong vũ trụ

Với Mindly, bạn có thể tổ chức các thông tin theo mô hình các hành tinh ngoài vũ trụ, tạo ra một sơ đồ tư duy, sau đó là chắt lọc các ý chính, rồi lên kế hoạch cho một bài phát biểu, một dự án hoặc đơn giản là bạn ghi chép các thông tin quan trọng một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Hiện tại, nếu sử dụng phiên bản miễn phí bạn sẽ bị giới hạn một vài tính năng hữu ích như: tìm kiếm, tùy chọn định dạng xuất file, chỉnh sửa file lưu đã xuất…

Sơ đồ tư duy có thể giúp việc ghi nhớ thông tin, ghi nhớ nội dung bài học, giúp việc học môn văn dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều. Ngoài ra, nếu các em cần một người hướng dẫn trực tiếp, giúp các em hiểu bài hơn thì có thể mời gia sư kèm riêng  tại nhà. Với đội ngũ giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm và tận tình, giasuviet.com.vn sẽ giúp học sinh hiểu bài tốt hơn, nắm chắc các kiến thức được học.

4.1/5 - (8 bình chọn)
Share.

Comments are closed.