Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Có nên uống nấm linh chi đỏ không, nấm linh chi mát hay nóng?

0

Cập nhật vào 12/04

Uống nấm linh chi đỏ rất tốt, giúp hỗ trợ điều trị hen suyễn, tiểu đường, viêm phế quản, ung thư. Theo Đông Y, nấm linh chi uống vào mát, có tác dụng làm mát gan, đào thải độc tố.

1. Có nên uống nấm linh chi đỏ không? Uống nấm linh chi trị bệnh gì?

Nấm linh chi đỏ là dòng nấm tốt thuộc họ Nấm linh chi. Tại Việt Nam nấm linh chi đỏ mọc trên thân cây gỗ lim xanh đã mục trong rừng được đánh giá chứa hàm lượng dược chất cao nhất, được gọi với tên là Nấm lim xanh. Nấm lim xanh có hàm lượng dược chất cao gấp 2 – 3 lần so với dòng linh chi khác, nhờ vậy hiệu quả chữa bệnh cũng cao gấp 2 – 3 lần. Hiện nay nấm lim xanh rừng rất khan hiếm do tình trạng khai thác quá mức, mức giá cũng cao, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hàm lượng dược chất và giá nấm tại mục Nấm lim xanh.

Loại nấm chi đỏ tốt nhất tại Việt Nam hiện nay là nấm lim xanh
Loại nấm chi đỏ tốt nhất tại Việt Nam hiện nay là nấm lim xanh

Uống nấm linh chi, đặc biệt là nấm lim xanh sẽ hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nguy hiểm như: 

Ung thư

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị hầu hết với các bệnh ung thư: ung thư phổi, dạ dày, gan, đại tràng, tuyến giáp, vú, buồng trứng, cổ tử cung…

Polysaccharide trong nấm linh chi được biết đến rộng rãi trong cộng đồng khoa học là chất kích thích miễn dịch mạnh nhất từng được biết đến, là một chất phòng chống rất mạnh mẽ khối u lành tính và ác tính.

Cấu trúc thành phần độc đáo của nấm  linh chi bao gồm các khoáng tố vi lượng đủ loại như germanium, vanadium, crôm…giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe, điều chỉnh dẫn truyền thần kinh. Đặc biệt công dụng của nấm linh chi còn làm chậm thời gian di căn của các tế bào ung thư, vì vậy hạn chế những cơn đau đớn do bệnh gây ra, giúp bệnh nhân nâng cao khả năng chống đỡ với bệnh tật.

Tiểu đường

Nấm linh chi có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ chữa lành vết thương, tăng cường sức khỏe cho mắt, hỗ trợ thận và các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Hen suyễn và viêm phế quản

Uống nước nấm linh chi đỏ hằng ngày sẽ giúp cho hệ hô hấp của bạn khỏe mạnh, hạn chế mắc phải các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản. Các hoạt chất trong nấm linh chi sẽ giúp bảo vệ lá phổi của bạn khỏi các tác nhân gây hại cũng như sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Để có một lá phổi khỏe, một hệ hô hấp tốt, phòng tránh được các bệnh tật về hệ hô hấp thì việc bổ sung nước linh chi hằng ngày là điều rất cần thiết.

HIV/AIDS

Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa học thì trong nấm linh chi có chứa một số hoạt chất quý hiếm như polysaccharide, adenosine, triterpenes, germanium, ganoderic essence. Những tinh chất quý giá này ngoài  tác dụng đào thải độc tố, tăng khả năng đề kháng, bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như xơ gan, khối u hay ung thư thì gần đây nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng nấm linh chi có khả năng khống chế sự phát triển của vi rút HIV.

Tìm hiểu chi tiết hơn những tác dụng của nấm linh chi đỏ tại mục Công dụng nấm lim xanh.

2. Các cách uống nấm linh chi bạn nên biết

#1. Cách uống nấm linh chi sắc nước

Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi (lượng nấm linh chi phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mục đích người dùng, chẳng hạn người bệnh thì nên dùng từ 20 – 30g nấm linh chi/ngày, còn người có sức khỏe bình thường, mục đích uống bồi bổ, làm đẹp thì chỉ cần 10 – 15g/ngày là được), nước lọc, nồi nấu.

Cách làm: Sơ chế nấm linh chi thật sạch bằng cách ngâm nhẹ nhàng với nước muối loãng 5 phút. Tuyệt đối không lấy bàn chải chà sạch nấm bởi như vậy sẽ làm mất lớp bào tử (lớp bột màu nâu bám ở tai nấm) – bộ phận quý và chứa nhiều dược chất nhất ở cây nấm linh chi. Rửa xong, nếu là nấm linh chi nguyên cây thì bạn xem gốc nấm còn dính gỗ lim không, nếu có thì loại bỏ đi để tránh gây ngộ độc khi uống; sau đó cắt lát mỏng nấm để khi nấu dược chất dễ hòa tan hơn.

Cho nấm vào nồi, đổ 2 lít nước, đun sôi rồi vặn lửa nhỏ, đun đến khi nước trong nồi cạn còn khoảng 1 đến 1.5 lít nước thì tắt bếp và sử dụng.

Cách dùng: uống nước nấm trong ngày, không kết hợp uống cùng đường và long nhãn bởi sẽ dễ làm giảm tác dụng của nấm.

#2. Cách uống nấm linh chi tán bột

Chuẩn bị: 300 – 400g nấm linh chi, hũ thủy tinh.

Cách làm: Đem nấm linh chi lau sạch rồi ra tiệm nghiền nhuyễn thành bột mịn, đem về cất trong hũ thủy tinh, đậy nắp thật chặt, mỗi lần lấy khoảng 5 – 10g hòa cùng 0.8 đến 1 lít nước, khuấy đều, hãm trong 5 – 1- phút thì uống.

Cách uống: Uống nước nấm linh chi trong ngày, không để ngày hôm sau uống bởi nước nấm dễ bị thiu. Không uống cặn bột nấm linh chi bởi nó sẽ gây áp lực thêm cho gan, dạ dày… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

#3. Cách uống nấm linh chi ngâm rượu

Để làm nấm linh chi ngâm rượu bạn cần:

Chuẩn bị:

  • 400 nấm linh chi, mua loại nấm vẫn còn nguyên chân.
  • Bình ngâm rượu linh chi khoảng 6 – 7 lít.
  • Rượu trắng 6 lít.

Cách làm: 

Bình thủy tinh rửa sạch rồi tráng sơ qua rượu, để ráo (không nên ngâm rượu bằng hũ nhựa sẽ không tốt cho sức khỏe). Nên chọn bình thủy tinh dáng dài cao của Hàn Quốc để ngâm rượu sẽ dễ hơn và nhìn sang trọng hơn rất nhiều. Không chọn bình có miệng quá rộng dễ làm bay hơi rượu.

Cho nấm linh chi vào bình thủy tinh, bạn hoàn toàn có thể tạo hình cho bình rượu linh chi trông thật đẹp mắt như sau: dùng que xiên cắm vào chân nấm ở trên và xiên nối với tai nấm ở dưới, khéo léo cắm xiên vào nấm sao cho không để lộ ra hình que ở giữa. 

Sau khi đã cho nấm vào bình theo tạo hình thẳng đứng theo tầng, đổ rượu vào từ từ sao cho đầy bình rồi đậy nắp lại.

Đợi khoảng  2 – 3 tháng là bạn có thể uống được. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.  Chú ý, rượu linh chi ngâm càng lâu thì dưỡng chất từ nấm càng phai ra nhiều, uống sẽ càng tốt.

Cách uống: Uống trong hoặc sau bữa ăn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 ly nhỏ 10ml – 15ml. Người đang bị ung thư hoặc bệnh lý về gan (viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan) hoặc đau dạ dày thì không nên uống rượu nấm lim xanh. Tốt nhất sử dụng nấm linh chi sắc nước uống hoặc tán bột.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách nấu nấm linh chi trong bài Cách nấu nấm linh chi với gừng.

3. Nấm linh chi uống mát hay nóng?

Theo các chuyên gia  Đông y, nấm linh chi có tính hàn, có tác dụng giải độc, mát gan, thanh nhiệt cơ thể.

Còn theo các chuyên gia khoa học thì nấm linh chi có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn hoạt động, ổn định huyết áp, mát gan, nhuận trường, ngăn ngừa các tác nhân gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe, bảo vệ các cơ quan nội tạng, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, phòng chống bệnh tật rất tốt. 

Xét về Đông y hay Tây y thì nấm linh chi có tác dụng thanh lọc, giải độc rất tốt, với khả năng giải nhiệt, bảo vệ cơ thể tốt như vậy thì không khó để biết được nấm linh chi nóng hay mát.

4. Uống nước nấm linh chi có giảm cân không?

Trong nấm linh chi có chứa các thành phần dưỡng chất, dược tính, vi lượng đa dạng như Germanium hữu cơ, vanadium, crôm,… đặc biệt nhất là hợp chất Polysaccharides, triterpenoids là hai khoáng tố quan trọng.

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia, thì hoạt động tăng cường trao đổi chất trong cơ thể là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp nấm linh chi giảm cân hiệu quả. Nấm linh chi là thảo dược giúp gia tăng đáng kể hoạt động trao đổi chất, thường được các vận động viên dùng để tăng cường sức khỏe và giảm cân an toàn.

Hoạt động trao đổi chất tốt sẽ giúp kích thích quá trình đốt cháy mỡ thừa diễn ra nhanh hơn. Từ đó, giảm được sự hình thành của các tế bào mỡ và giúp cơ thể thải độc tố ra ngoài hiệu quả, mang đến bạn một vóc dáng thon gọn và nuột nà.

Ngoài ra, uống nấm linh chi còn có tác dụng rất tốt cho hoạt động của chức năng gan, giúp làm tan mỡ và ngăn chặn các chất bột đi vào cơ thể gây ra tình trạng thừa cân.

Bên cạnh đó, uống nấm linh chi có giảm cân không thì nếu uống thường xuyên sẽ giúp giảm lượng đường trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường và làm giảm mức triglycerides, một số loại chất béo trong máu xuống mức thấp nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

5. Uống nấm linh chi lúc đói có sao không?

Câu trả lời là KHÔNG. Vào buổi sáng khi bụng còn rỗng, chưa ăn gì thì bạn có thể uống 1 cốc nấm linh chi, điều này sẽ tăng cường khả năng hấp thụ các hoạt chất vào máu nhanh và tốt hơn, từ đó cho hiệu quả tốt hơn. Trong ngày bạn có thể cứ cách 1.5 đến 2 tiếng nên uống nước nấm linh chi thay cho nước lọc cũng rất tốt. Thế nhưng riêng trường hợp bạn đang bị đau, viêm loét dạ dày thì không nên uống nấm linh chi khi đói bởi sẽ gây nhiều đau đớn, thậm chí cả chảy máu dạ dày.

6. Uống nấm linh chi có tác dụng phụ không?

Nấm  linh chi là dược liệu lành tính, tuy nhiên một số người khi uống nấm linh chi sẽ gặp phải vài tác dụng phụ sau:

  • Đau bụng, chảy máu cam, cơ thể phản ứng gây ngứa.
  • Một số cơ địa nhạy cảm sẽ gặp một số triệu chứng khó chịu nhẹ về vấn đề tiêu hóa, nổi ban phát, nổi mụn, đau nhức xương, cơ thể mệt mỏi trong thời gian đầu.
  • Buồn nôn, choáng váng…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc uống nước nấm linh chi bị tác dụng phụ:

  • Do cơ thể chưa quen dược tính trong nấm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, nếu là nguyên nhân này thì triệu chứng sẽ mất sau 3 – 4 ngày sử dụng. Bạn không cần quá lo lắng.
  • Do không chế biến nấm linh chi đúng cách.
  • Do sử dụng nấm linh chi kém chất lượng, bị hư hỏng
  • Do cơ thể của bạn bị dị ứng với thành phần dược chất trong nấm linh chi rừng.
  • Do bạn uống liều lượng quá nhiều
  • Do bạn uống nước nấm linh chi đã để qua đêm và bị thiu.

Bạn cần xem xét lý do khiến mình bị tác dụng phụ khi uống nấm linh chi. Với từng nguyên nhân thì bạn sẽ có cách xử lý và khắc phục tương ứng.

7. Lời khuyên dành cho mọi người khi uống nước nấm linh chi

Khi dùng nấm linh chi trong thời gian đầu  nếu xảy ra một vài tác dụng phụ như trên cần điều chỉnh uống nấm linh chi với lượng ít hơn, nên uống khi nước còn âm ấm. Sau một thời gian dùng nấm linh chi nếu thấy cơ thể ổn định thì tăng liều lượng lên và có thể thay thế nước uống hằng ngày ngày.

Những ai cơ thể đang bị yếu, đau dạ dày, viêm loét, không nên uống nấm linh đợi điều trị lành thì mới uống hoặc có thể uống nhưng chỉ nên dùng  một lượng ít  pha thêm mật ong và  nước cam (vitamin C) uống âm ấm sau khi ăn no khoảng 30 phút. 

Bụng yếu đang bị tiêu chảy trong vài ngày đầu nên dừng lại một vài ngày , sau khi hết thì uống lại nhưng phải uống khi nước còn ấm, không uống nước để nguội hoặc để tủ lạnh. Để giảm thiểu những tác dụng phụ  khi uống nấm linh chi nên kết hợp uống thêm với vitamin C, mật ong, trong thời gian đầu. 

8. Uống nấm linh chi kiêng gì?

Uống nấm linh chi kiêng gì còn phụ thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân: ví dụ như bệnh nhân ung thư, tiểu đường… thì song song với việc uống nước nấm linh chi thì người bệnh cần kiêng uống rượu bia, thuốc lá;  ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn nhanh, đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản…

Kiêng uống nước nấm linh chi với các bệnh nhân chuẩn bị hoặc mới phẫu thuật xong, lý do bởi một số thành phần dược chất trong nấm linh chi ngăn chặn sự đông máu, làm loãng máu, rối loạn xuất huyết…

Kiêng lạm dụng sử dụng nhiều nấm linh chi với người suy thận, huyết áp thấp bởi sẽ khiến tình trạng sức khỏe bệnh nhân thêm nghiêm trọng hơn.

Không nên uống nước nấm với thuốc Tây đồng thời cùng lúc, khoảng cách uống nên cách nhau ít nhất 1 tiếng để tránh các tương tác không mong muốn có thể xảy ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.