Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Mạng 5G là gì? Sự khác biệt của mạng 5G và mạng 4G

0

Cập nhật vào 17/09

5G (Viết tắt của 5th-Generation) là thế hệ mạng di động thứ 5, sau 1G, 2G, 3G và 4G. Mạng 5G là xu thế phát triển tất yếu của tương lai, cho tốc độ truyền tải nhanh, kết nối được nhiều thiết bị.

1. Mạng 5G là gì?

Mạng 5G là thế hệ mạng mới nhất hiện nay
Mạng 5G là thế hệ mạng mới nhất hiện nay

5G là mạng di động thế hệ mới nhất, thay thế công nghệ 4G hiện tại bằng việc cải tiến tốc độ, vùng phủ sóng và mức độ tin cậy. Khi số lượng thiết bị kết nối Internet ngày càng tăng, đòi hỏi tốc độ cao thì 4G sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu. Việc mạng 5G ra đời sẽ giải quyết các bài toán này, đem đến tốc độ truy cập cao, giảm trễ, hỗ trợ nhiều thiết bị hơn.

2. Quốc gia nào sử dụng mạng 5G đầu tiên?

Qatar là nước đầu tiên sở hữu mạng 5G trên thế giới
Qatar là nước đầu tiên sở hữu mạng 5G trên thế giới

Không phải Mỹ hay Hàn Quốc, Qatar đã trở thành quốc gia đầu tiên thế giới có nhà mạng triển khai mạng 5G ra thị trường. Theo đó, nhà mạng Ooredoo đã khai trương mạng 5G tại Qatar vào tháng 5/2017. Hệ thống mạng này dựa trên băng tần 3.5GHz, và để truy cập thì khách hàng phải có thiết bị tương thích với mạng 5G của Ooredoo.

Việc Qatar triển khai mạng 5G trước Mỹ và Hàn Quốc là một điều khá bất ngờ khi hai cường quốc công nghệ này đã đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu và phát triển mạng 5G. Các nhà mạng lớn tại Mỹ và Hàn Quốc như Verizon, AT&T, T-Mobile, SK Telecom, KT và LG U+ đều có kế hoạch triển khai mạng 5G vào năm 2018 hoặc 2019.

3. Mạng 5G khác gì so với mạng 4G?

Khác biệt cơ bản là 5G sử dụng tần số 30-300 GHz, trong khi đó 4G là dưới 6 GHz. Tần số cao giúp dữ liệu truyền đi với dung lượng lớn hơn, hỗ trợ các thiết bị đòi hỏi băng thông rộng và có tính định hướng cao, nên 5G có thể sử dụng ngay bên cạnh các tín hiệu không dây khác mà không gây nhiễu.

So sánh mạng 5G và mạng 4G
So sánh mạng 5G và mạng 4G.

Trong khi đó, các cột phủ sóng 4G phát theo mọi hướng, có khả năng gây lãng phí năng lượng và công suất phát sóng ngay cả tại điểm không có thiết bị kết nối Internet.

Tốc độ mạng 5G nhanh hơn 4G 10 lần
Tốc độ mạng 5G nhanh hơn 4G 10 lần.

Về mặt lí thuyết, tốc độ tối đa của mạng 5G lên tới 20 Gbps, gấp 10 lần tốc độ 2Gbps của 4G. Thậm chí 5G vẫn đạt đến tốc độ của mạng wifi tiên tiến nhất hiện nay ngay cả khi chỉ hoạt động ở mức độ truyền tải là 10 Gbps.

Tìm hiểu cụ thể hơn về mạng 4G tại bài viết Mạng 4G là gì

4. Ưu và nhược điểm của mạng 5G là gì?

Ưu điểm của mạng 5G:

Mạng 5G mang đến tốc độ truyền tải qua mạng không dây cao gấp hàng chục lần mạng di động chúng ta đa sử dụng hiện nay, đồng thời dung lượng mạng cũng được mở rộng, khả năng kết nối siêu nhanh với độ trễ gần như bằng 0, từ đó mang đến những lợi ích vô cùng lớn khi ứng dụng vào thực tiễn, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.

CEO Hans Vestberg của nhà mạng Verizon từng chia sẻ về vấn đề này tại CES 2019. Theo Hans, sẽ có 8 vấn đề mà mạng 5G có thể giải quyết, đó là:

Tính di động, Lượng thiết bị được kết nối : Mạng 5G có thể truyền tải lượng dữ liệu lên tới 10TB trên mỗi kilomet vuông trong 1 đơn vị thời gian, về lý thuyết có thể cho phép 1 triệu thiết bị IoT cùng hoạt động trên 1 km vuông, có thể duy trì kết nối ngay trên những vật di chuyển với tốc độ 500km/h, từ đó mở ra tương lai cho lĩnh vực xe tự hành, thành phố thông minh,…

Năng lượng, hiệu quả, và Khả năng triển khai: Mạng 5G hứa hẹn tiêu tốn năng lượng ít hơn tới 90% so với mạng 4G, kết hợp cùng khả năng kết nối nhanh, giúp cho việc triển khai mạng 5G trên diện rộng cũng sẽ dễ dàng hơn đáng kể.

Độ trễ, độ tin cậy: Độ trễ của mạng 5G được giảm xuống chỉ còn 1/1000 giây, thời gian di chuyển của dữ liệu chỉ trong chưa đầy cái chớp mắt, từ đó giúp gia tăng độ tin cậy cho kết nối và các dịch vụ triển khai trên mạng 5G.

Mấu chốt sức mạnh của 5G vẫn là khả năng kết nối và từ khả năng kết nối này, con người có thể tận dụng vào mọi lĩnh vực, từ giao thông, y tế, giáo dục cho tới khoa học kỹ thuật, thậm chí là đến những thứ nhỏ nhất như chiếc smartphone mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Nhờ mạng 5G, chúng ta thậm chí không còn cần đến những chiếc điện thoại có vi xử lý và cấu hình khủng, bộ nhớ lớn nữa, bởi tất cả đều có thể chuyển lên cho “đám mây” xử lý, sau đó điện thoại chỉ việc nhận lại dữ liệu và hiển thị chúng đến với người dùng, với độ trễ nhỏ đến mức không thể nhận ra sự khác biệt. .

Nhược điểm của mạng 5G:

Công nghệ 5G yêu cầu dải tần số từ 3 đến 300GHz
Công nghệ 5G yêu cầu dải tần số từ 3 đến 300GHz.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như tốc độ và độ trễ thì mạng 5G cũng có những nhược điểm đáng chú ý sau:

Để đạt được tốc độ tuyệt vời như trên thì công nghệ 5G phải đánh đổi một tính năng khác. Công nghệ 5G yêu cầu dải tần số từ 3 đến 300GHz. Sóng vô tuyến chỉ có thể di chuyển trên tần số này một quãng đường ngắn, dễ bị nhiễu bởi thời tiết và các vật cản.

Do đó, để đạt được tốc độ tiêu chuẩn của 5G, nhà mạng phải gia tăng số lượng ăng-ten phát sóng, rút ngắn khoảng cách giữa các trạm phát. Mặt khác, những trạm cao chót vót hiện tại của mạng 4G cũng không hoạt động tốt với công nghệ mạng 5G mới này.

Chính vì điều này mà trong giai đoạn đầu tiên triển khai mạng 5G các nhà mạng vận hành hệ thống ở tần số 6Ghz. Đây là tần số đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản của 5G, đồng thời có khả năng truyền tải dữ liệu đáng tin cậy hơn, khoảng cách xa hơn nhưng lại không đạt được tốc độ cao như lý thuyết của 5G.

5. Mạng 5G có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng không?

Ngay từ khi công nghệ 5G được công bố, rất nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về mức độ ảnh hưởng của sóng 5G lên con người. Trong khi băng tần phổ biến được sử dụng để truyền tải sóng di động hiện nay nằm trong mức từ 600 MHz đến 2,6 GHz, thì công nghệ 5G sẽ sử dụng tần số cao hơn, thậm chí lên tới 6GHz – 30GHz để đạt được hiệu suất tối đa.

Mặc dù đây vẫn nằm trong dải tần cho phép mà con người có thể “chịu” được, tuy nhiên nếu nó phát triển cùng thế giới IoT khi mỗi người có cả trăm thiết bị kết nối bên mình, tác động của sóng lên cơ thể vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Bên cạnh đó, đặc trưng của sóng 5G là khả năng đâm xuyên kém, chính vì vậy các đơn vị cung cấp sẽ buộc phải lắp thêm rất nhiều trạm thu phát sóng, đặc biệt trong thành phố với nhiều nhà cao tầng. Không chỉ nghi ngại về vấn đề sức khỏe, nó cũng dấy lên những nguy cơ mất an toàn thông tin khi lượng thiết bị truy cập lớn, xác suất gặp lỗi và lỗ hổng của mạng cũng sẽ tăng lên.

6. Mạng 5G có thay thế được wifi không?

Mạng 5G hỗ trợ thay thế một phần wifi băng thông rộng
Mạng 5G hỗ trợ thay thế một phần wifi băng thông rộng

Wi-Fi là một tiêu chuẩn riêng biệt, tốc độ phát triển độc lập với công nghệ mạng không dây và sử dụng tốt trong nhiều điều kiện khác nhau. Ngoài ra,nếu  xét trên khía cạnh phạm vi sử dụng và mức độ ổn định thì 5G còn rất lâu mới có thể thay thế được Wi-Fi. Vì không một ai muốn kết nối mạng của mình bị gián đoạn chỉ vì thời tiết thay đổi cả.

 Do đó, câu trả lời cho câu hỏi này là 5G không thể thay thế được wifi. Mà chỉ hỗ trợ thay thế một phần wifi băng thông rộng.

7. Khi nào người dân Việt Nam có thể sử dụng mạng 5G?

Vào thời điểm đầu năm 2019 này, các nhà mạng đã và đang hoàn thiện hồ sơ xin phép thử nghiệm mạng thông tin di động 5G, hướng tới triển khai chính thức 5G ngay vào năm 2020 và đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiếp cận 5G sớm nhất. Ngày 10/5, Viettel đã thử nghiệm cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam.

Mạng 5G khi được triển khai hứa hẹn sẽ mang đến cơ hội tiếp nhận những công nghệ mới nhất cho người Việt. Hãy cùng chờ xem!

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.