Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quy định về chấm công hàng ngày ở mỗi doanh nghiệp có giống nhau?

0

Cập nhật vào 10/04

Quy định về chấm công hàng ngày là một trong những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện. Vậy, các quy định về chấm công hàng ngày ở mỗi doanh nghiệp có giống nhau không, có những quy định nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Quy định về chấm công hàng ngày ở các doanh nghiệp có giống nhau không?

Trên thực tế, quy định về chấm công ở mỗi doanh nghiệp như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực, hình thức hoạt động của doanh nghiệp đó.

Các doanh nghiệp không cần thiết phải có quy định chấm công hàng ngày giống nhau. Nhưng, dù áp dụng bất kỳ vấn đề nào về chấm công, doanh nghiệp cũng không được vi phạm theo các quy định theo pháp luật đối với vấn đề này.

Quy định về chấm công hàng ngày của các doanh nghiệp có thể không giống nhau
Quy định về chấm công hàng ngày của các doanh nghiệp có thể không giống nhau

6 quy định về chấm công hàng ngày đang được áp dụng phổ biến

Để hiểu rõ hơn quy định về chấm công hàng ngày nên áp dụng ở doanh nghiệp là như thế nào. Bạn có thể tham khảo 6 quy định về chấm công hàng ngày phổ biến hiện nay như sau:

Quy định thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc trong doanh nghiệp không được trái với quy định của Pháp luật. Cụ thể, Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian làm việc của người lao động như sau:

  • Tính theo ngày: Không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
  • Tính theo tuần: Thời gian không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.

Quy định thực hiện chấm công

Khi đã xác định thời gian làm việc, doanh nghiệp cần phải xây dựng quy định về thực hiện chấm công. Những quy định này có thể bao gồm:

  • Quy định về cách chấm công như thế nào sẽ được ghi nhận, cách chấm công như thế nào không được ghi nhận.
  • Quy định về các lỗi thời gian như đi trễ, về sớm, nghỉ việc không lý do, quên thực hiện chấm công,…
  • Quy định về thời gian ra/vào nơi làm việc. Ví dụ như ca sáng từ 8h đến 12h, ca chiều từ 1h30 chiều đến 5h30 chiều, ca tối từ 5h30 chiều đến 9h30 tối.
Quy định chấm công cần đầy đủ và ngắn gọn
Quy định chấm công cần đầy đủ và ngắn gọn

Số ngày nghỉ phép, quy trình nghỉ phép

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được hưởng bình quân 12 ngày phép/năm trong điều kiện bình thường. Đối với người tàn tật, người chưa thành niên, người làm việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại sẽ có 14 ngày phép/năm. Đối với người làm công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc sẽ có 16 ngày phép mỗi năm.

Bên cạnh đó, Điều 11 từ Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định thêm, người lao động sẽ được hưởng thêm 1 ngày phép cho mỗi 5 năm làm việc tiếp theo tại cùng 1 tổ chức, đơn vị.

Quy định về tăng ca/thêm giờ

Doanh nghiệp cũng cần quy định thêm về tăng ca/làm thêm giờ cho người lao động. Lưu ý khi xây dựng các quy định này cần:

  • Có sự đồng ý của người lao động.
  • Số giờ làm thêm không được quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, tức là không quá 12h/ngày. Nếu tính theo tháng thì không quá 40 giờ/tháng. Nếu tính theo năm không quá 200 giờ/năm hoặc 300 giờ/năm với những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Làm thêm giờ/tăng ca cần có sự đồng ý của người lao động
Làm thêm giờ/tăng ca cần có sự đồng ý của người lao động

Quy định về đi muộn/về sớm/work from home

Nhân viên vì những lý do khách quan có thể xin đi muộn, về sớm hoặc work from home. Do đó, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện những quy định liên quan đến vấn đề này.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải nắm rõ về quy định làm đi muộn/về sớm hợp lệ theo Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, sẽ được hỗ trợ nghỉ 60 phút/thời gian làm việc mỗi ngày.
  • Nhân viên là nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt được khuyến khích nghỉ giải lao 30 phút/thời gian làm việc mỗi ngày.

Quy định về xử lý vi phạm

Những quy định liên quan đến xử phạt vi phạm về chấm công cũng cần được thiết lập. Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, hình thức xử lý vi phạm có thể khác nhau. Tuy vậy, khi xây dựng hình thức xử lý, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Quy định xử lý vi phạm phải được thông báo công khai, minh bạch và được áp dụng công bằng.
  • Xây dựng chi tiết mức xử phạt với từng trường hợp riêng biệt.
  • Quy định xử phạt vẫn cần đáp ứng được sự hài hòa với văn hóa của doanh nghiệp.
Các hình thức xử lý vi phạm quy định chấm công cần rõ ràng, minh bạch
Các hình thức xử lý vi phạm quy định chấm công cần rõ ràng, minh bạch

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn quy định về chấm công hàng ngày tại mỗi doanh nghiệp là như thế nào, có những quy định phổ biến ra sao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào HappyTime.vn để trải nghiệm phần mềm chấm và quản lý ngày công, tăng ca miễn phí và hiệu quả ngay từ hôm nay nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.